• Trang chủ
  • /
  • Blog
  • /
  • Hỗ Trợ Thoát Màng Trong IVF (Thụ Tinh Ống Nghiệm)
Tháng Tư 6, 2023

Hỗ Trợ Thoát Màng Trong IVF (Thụ Tinh Ống Nghiệm)

Hỗ trợ thoát màng (Asisted hatching – AH) là quá trình sử dụng hệ thống vi thao tác tác động lên tiến trình thoát màng của phôi. Kỹ thuật AH lần đầu tiên được thực hiện bởi Cohen vào năm 1990. Kỹ thuật AH áp dụng cho phôi ở giai đoạn phân chia sớm nhằm tăng tỉ lệ làm tổ của phôi và tỉ lệ có thai của bệnh nhân.

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng AH bằng phương pháp làm mỏng màng trong suốt thực hiện hiệu quả đối với những phôi có độ dày màng trong suốt trên 15 µm.

Các phương pháp thực hiện AH như làm rách một phần zona, dung dịch Tyrode acid và gần đây nhất là tia laser là những phương pháp được sử dụng rộng rãi tại các trung tâm IVF trên thế giớ. Nghiên cứu cho thất các phương pháp này đều có hiệu quả và độ an toàn như nhau trong AH, tỉ lệ thai lâm sàng và tỉ lệ làm tổ của phôi từ các phương pháp này cao hơn so với nhóm chứng (không AH). Tuy nhiên, tỉ lệ thai lâm sàng, tỉ lệ làm tổ ở nhóm sử dụng dung dịch Tyrode acid và nhóm laser cao hơn phương pháp rách một phần zona nhưng không có sự khác biệt.

tai xuong 2

1. Phương pháp làm rách một phần màng trong suốt (PZD)

Trong phương pháp này người ta sử dụng loại kim chuyên dụng để “xé rách” một đoạn nhỏ trên màng trong suốt. Phương pháp này hiện nay hầu như rất ít được áp dụng. Nhược điểm của phương pháp này là tạo lỗ trên màng trong suốt lớn hơn so với phương pháp khác.

2. Phương pháp sử dụng dung dịch Tyrode acid

Đây là phương pháp được áp dụng phổ biến tại các trung tâm trên thế giới. Màng trong suốt của phôi người dường như bị thay đổi tính hấp thu khi giảm pH. Do đó người ta sử dụng một dung dịch có tính acid yếu để bào mỏng một phần hoặc tạo lỗ trên màng trong suốt. Dung dịch Tyrode có tính acid yếu là một hỗ hợp muối sinh lý, glucose có hệ đệm hydrochloric phosphate được chuẩn độ bằng hydrochloric acid có pH 2,2 – 2,6. Trong trường hợp tạo lỗ trên màng trong suốt, kích thước lỗ thủng được tạo thành rất khó kiểm soát vì phụ thuộc vào lượng dung dịch tiếp xúc với màng trong suốt, đặt tính của màng trong suốt và kinh nghiệm của người thực hiện. Sự an toàn của phương pháp dùng dung dịch Tyrode trong AH cũng đã được chứng minh, cụ thể trẻ sinh ra từ các chu kỳ có AH bằng dung dịch Tyrode có tỉ lệ bất thường nhiễm sắc thể tương đương so với nhóm chứng. Ưu điểm của phương pháp AH này là chi phí đầu tư ban đầu thấp, linh động. Phương pháp này khắc phục được điểm hạn chế của phương pháp PZD và hiện nay vẫn được áp dụng rộng rãi tại các trung tâm IVF trên thế giới. Tuy Nhiên khi thực hiện AH bằng dung dịch Tyrode đòi hỏi kinh nghiệm của người thực hiện rất cao.

3. Phương pháp piezo

Phương pháp này được thực hiện lần đầu tiên tại Nhật Bản bới Takahiro và công sự năm 1998. Phôi sẽ được giữ bằng kim giữ, kim vi tiêm sẽ được gắn với một hệ thống tạo xung, khi các xung điện được thiết lập sẽ làm cho mũi kim vi tiêm rung mạnh, màng trong suốt sẽ bị làm mỏng hoặc bị tạo lỗ theo yêu cầu.

4. Phương pháp sử dụng tia laser

Laser là sự khuếch đại ánh sáng bằng kích thích sự phát sóng của phóng xạ, Tia laser chuẩn, đơn sắc, liên tục và tác dụng lên mang trong suốt bằng cách sử dụng nhiệt mà không gây ion hóa để phá vở lớp glycoprotein.

Nguồn: Sách TTTON

Bài Viết Liên Quan